Điều 69 thuộc Nghị định số 43/2014/NĐ-CP cung cấp chi tiết về các trình tự và thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở như sau:
– Đầu tiên, người sử dụng đất phải nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
– Cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa và thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Sau đó, họ sẽ hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Tiếp theo, cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; tiến hành chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính.
Đối với trường hợp các nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định
Sau khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở đã hoàn thành, người sử dụng đất khi đó sẽ có quyền xây dựng nhà trên đất này và có thể xin được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cũng như các tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
Xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp sẽ bị xử lý thế nào?
Xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định
Tại khoản 11, Điều 16 thuộc Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng có nêu rõ đối với với các công trình xây dựng ở trên đất không đúng mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại nghị định của Chính phủ về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Ngoài ra, người vi phạm phải phá dỡ công trình xây dựng và khôi phục về trạng thái ban đầu.