Để có nồi lẩu thơm ngon, bạn hãy thử cách làm nước lẩu đặc biệt dưới đây nhé.
Thông thường để nấu nước lẩu, các bà nội trợ sẽ ninh các loại xương như xương gà, xương lợn cùng với các loại gia vị. Tuy nhiên, việc này mất khá nhiều thời gian.
Để có phần nước lẩu ngọt thanh, không cần tốn thời gian ninh xương, chi phí thấp, bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây
Nước dừa
Thay vì ninh xương, bạn có thể sử dụng các loại nguyên liệu có vị ngọt tự nhiên như nước dừa tươi. Bạn có thể lấy nước của 2-3 quả dừa ngon cho vào nồi và thêm nước, nêm nếm gia vị. Tùy khẩu vị và loại lẩu muốn ăn, bạn có thể cho gia vị phù hợp như ớt, me, sấu, hành, mùi… Chẳng hạn như nấu lẩu Thái thì bạn cần cho thêm sả, dứa, cà chua, gia vị lẩu Thái vào đun sôi một lúc là được.
Khi nước sôi, bạn có thể bắt đầu nhúng lẩu.
Quả lê hoặc mắc cọp
Lê gọt vỏ, cắt miếng và bỏ vào nồi. Thêm nước và các loại gia vị cho phù hợp. Đun sôi cho lê chín mềm và tiết ra nước ngọt.
Bạn cũng có thể sử dụng các loại rau củ có vị ngọt tự nhiên như dứa, ngô ngọt, su hào, của cải, bắp cải, cà rốt, hành tây, củ đậu, táo, mía… để nấu lấy nước dùng. Cách làm cũng tương tự như khi dùng lê.
Nếu muốn thêm vị chua cho cân bàng, hãy dùng thêm cà chua, me, sấu, dứa xanh, khế chua… Đơn giản nhất là sử dụng giấm.
Với cách này, bạn chỉ mấy vài phút là có nồi nước lẩu ngọt thanh để thưởng thức ngay, không cần chờ ninh xương mất nhiều thời gian.
Đồ nhúng lẩu có nhiều thực phẩm giàu đạm như thịt gà, thịt bò, cá… Khi nhúng vào nồi, chúng sẽ giúp nước lẩu thêm ngọt đậm và béo ngậy. Vì vậy, sử dụng nước lẩu từ rau củ sẽ giúp nước lẩu không bị quá ngấy lại tiết kiệm thời gian và công sức nấu nướng.
Công thức nấu nước lẩu hải sản không cần ninh xương
Nguyên liệu
Hành, tỏi, cà chua, cà rốt, su hào, hành tây, nấm hương, ngô ngọt, rau thơm.
Gia vị: hạt nêm, đường, muối, sa tế
Các loại hải sản nhúng lẩu tùy thích.
Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Các loại rau củ rửa sạch, cắt miếng sao cho kích thương tương đối đồng đều nhau, có nhiều mặt cắt để tiết ra vị ngọt dễ hơn.
Để các nguyên liệu không bị nát trong quá trình hầm làm nước bị đục, bạn có thể xào sơ nguyên liệu với dầu trước khi nấu.
Bước 2: Hầm nước dùng
Bắc nồi lên bếp, khi nồi nóng thì thêm chút dầu, bỏ hành tỏi, cà chua bổ múi cau vào xào để tạo màu.
Sau đó, cho các loại rau củ còn lại vào xào sơ. Không đảo quá lâu vì nó sẽ khiến các nguyên liệu bị chín, làm nước dùng mất đi vị ngọt tự nhiên.
Cho nước lọc vào nồi và nấu sôi. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, thêm chút muối và nấu cho các nguyên liệu chín mềm.
Khi nước dùng đã đạt độ ngọt thì vớt hết rau củ ra ngoài. Lọc nước dùng qua rây để loại bỏ cặn.
Thêm gia vị tùy sở thích, nấm hương và sa tế tùy khẩu vị.
Nếu lỡ nấu quá nhiều nước lẩu hoặc muốn nấu sẵn để dùng dần, bạn có thể để cho nước nguội hẳn rồi bỏ vào lọ hoặc hộp đậy kín. Bảo quản nước lẩu ở ngăn mát tủ lạnh, khi sử dụng chỉ cần mang ra hâm lại. Lưu ý, không nên để quá lâu và hâm lại nhiều lần vì như vậy sẽ làm mất chất. Nếu muốn để lâu hơn, bạn cần phải cho nước lẩu vào ngăn đá.