Tổ tiên đã dặn không sai: “Dại xây nhà hướng Tây, ngốc mua đất cạnh chùa”, nhà hướng tây thì sao?

Việc mua đất, làm nhà là những việc trọng đại trong cuộc sống của mỗi người. Về vấn đề này, Tổ tiên đã đúc kết: ‘Dại xây nhà hướng Tây, ngốc mua đất cạnh chùa’. Tại sao người xưa lại nói như vậy và liệu ngày nay còn đúng?

“Dại khi xây nhà hướng Tây”

Trong quan niệm dân gian, xây nhà hướng Tây cây còn chết.

Trong quan niệm dân gian, xây nhà hướng Tây cây còn chết.

Trong quan niệm dân gian, xây nhà hướng Tây cây còn chết. Đó là vì hướng Tây chính là hướng mặt trời hắt xiên buổi chiều, đó là thời điểm nắng nóng gay gắt. Thời xưa nhà đất mái tranh mái rạ rất sơ sài, nên nắng hướng Tây rất nắng nóng, thậm chí còn dễ hỏa hoạn nếu bếp gần đó. Ở những ngôi nhà hướng Tây nắng chiều vào nắng nóng, tối đến nhà ngột ngạt khó ngủ, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người.

Người xưa thường có xu hướng làm nhà hướng Nam để thuận theo tự nhiên, hưởng gió mát hướng Nam, tránh được nắng sáng hướng Đông, tránh được nắng chiều hướng Tây, tránh được gió lạnh hướng Bắc. Nguyên nhân thời xưa con người sống rất đơn giản sơ sài, mọi thứ thuận theo tự nhiên không có thiết bị như bây giờ. Chính vì thế, nếu làm nhà hướng Tây là không thuận tự nhiên.

Hơn nữa, theo phong thủy, hướng Tây là hướng mặt trời lặn, điều này thể hiện sự suy tồn, hướng suy giảm. Trong khi đó, hướng Nam lại là hướng của vua chúa. Bởi vậy người xưa mới sợ làm nhà quay hướng Tây và muốn làm nhà hướng Nam.

“Ngốc mua đất cạnh chùa”

dat-canh-chua-1

Nếu bạn chú ý, chắc chắn sẽ thấy thời xa xưa chùa chiền thường ở vùng núi cao hoặc giữa cánh đồng vắng. Con người sẽ không chọn ở gần nơi chùa chiền, một phần vì ở thời đó đất rộng dễ có cơ hội chọn, phần lớn là vì họ kiêng ở cạnh chùa.

Chùa chiền là nơi tôn giáo, nơi có những tiếng tụng kinh gõ mõ hàng ngày. Chùa cũng là nơi tâm linh tôn giáo, nơi có thần có Phật nhưng ở đó cũng có ma có quỷ trú ngụ. Chùa cũng là nơi nhiều âm hồn vất vưởng. Chùa cũng là một nơi có nhiều con nhang đệ tử qua lại, khói hương hàng ngày.

Bởi thế, ở cạnh chùa sẽ có nhiều bất tiện. Thứ nhất đó là không yên tĩnh vì nghe tiếng tụng kinh gõ mõ suốt ngày, mùi hương nhang cả ngày. Điều đó có thể sẽ gây khó chịu cho nhiều người. Thứ hai, đất chùa là đất tâm linh, nên nếu ở gần những nơi như vậy dễ phạm phong thủy và bị trách phạt. Thứ ba, ở gần chùa dễ bị năng lượng âm sẽ ảnh hưởng lên gia chủ.

Quan niệm này liệu có còn đúng ở ngày nay?

Quan niệm không mua đất cạnh chùa hay hạn chế làm nhà hướng tây đến ngày nay vẫn đúng. Tuy nhiên, con người bây giờ đã có rất nhiều thay đổi trong lối sống nên nhà cạnh chùa vẫn nhiều và nhà hướng Tây cũng được xây dựng nhiều.

Ai cũng mong muốn có thể làm nhà hướng Nam theo các cụ xưa nhưng sẽ lại phải đảm bảo tiêu chí hiện đại là sẽ quay nhà hướng ra mặt đường. Và hướng mặt đường lại liên quan tới kinh tế nên ngày nay được ưu tiên hơn. Nếu đường lớn hướng Tây thì con người cũng sẽ chấp nhận miễn là quay nhà hướng ra mặt đường, còn nắng nóng đã có điều hoà.

Ngoài ra, đất gần chùa nhiều người vẫn mua và thực tế cũng nhiều gia đình làm ăn vẫn rất phạt đạt. Đặc biệt, khi đời sống tâm linh phát triển, người ta thường lên chùa bái Phật nhiều, các gia đình ở quanh đó lại được nhờ chùa mà có thể phát triển loại hình kinh doanh. Thế nên, có thể nói, quan niệm xưa của ông bà vẫn rất đúng nhưng ngày nay chúng ta không hoàn toàn áp dụng theo vì còn có những tính toán khác.