Chè hoa cau là món ăn đơn giản, dễ chế biến. Từ những nguyên liệu quen thuộc, người ta có thể tạo thành một món ăn hấp dẫn, thể hiện sự tinh tế, đẹp mắt cùng hương vị thơm ngon.
Chọn nguyên liệu nấu chè hoa cau
Theo bí quyết của người Hà Nội, chè hoa cau phải được nấu từ đổ xanh hạt tiêu. Hạt đỗ này tuy nhỏ nhưng lại có màu vàng đẹp mắt và vị thơm ngon, hạt đầy thịt và không bị lép. Đỗ xanh được đãi sạch vỏ rồi ngâm nước cho nở.
Để tạo độ sánh cho món chè, người ta dùng bột năng. Bột được cho vào nước khuấy tan, lọc lại cho thật mịn trước khi cho vào nồi. Một số người sử dụng bột sắn dây để thay thế cho bột lọc.
Để tạo độ ngọt thanh cho món chè này, bạn có thể sử dụng đường phèn. Ngoài ra, có thể sử dụng loại đường khác để thay thế.
Bên cạnh đó, để tăng thêm độ thơm ngon cho món ăn, bạn có thể cho thêm một ít bột vani hoặc sử dụng hoa nhài, hoa bưởi.
Ngày nay, nhiều người ăn chè hoa cau với nước cốt dừa (với nguyên liệu này, bạn có thể chuẩn bị hoặc không, tùy theo sở thích).
Bí quyết nấu chè hoa cau thơm ngon
Đỗ xanh được ngâm ít nhất 3 tiếng để hạt đỗ ngậm nước, nở mềm. Quá trình ngâm giúp hạt đổ nấu lên nở đều, dẻo và mềm mại hơn.
Vớt đổ ra để ráo nước rồi trộn đều với một ít muối. Rải đều đổ lên xửng hấp (có lót một lớp vải mỏng, loại chuyên dùng để hấp đồ ăn). Hấp cho đến khi hạt đỗ nở bung nhưng không vỡ, không nát. Thử bóp nhẹ một hạt thấy chín mềm là được.
Hòa bột năng/bột sắn dây với nước lạnh để không bị vón cục.
Đặt một nồi nước lên bếp, thêm đường và khuấy đều. Để chè có mùi thơm, bạn có thể cho một vài lá nếp. Trước khi cho bột năng, hãy vớt các nguyên liệu này ra.
Cho bột năng đã pha trước đó vào nồi và khuấy từ từ cho đến khi nồi chè sánh lại.
Cho đậu xanh đã hấp vào nồi chè và khuấy đều. Nấu tiếp trong khoảng 3 phút thì tắt bếp. Nếu không dùng lá dứa ở bước trước đó, bạn có thể thêm vani nước hoặc tinh dầu bưởi ở bước này và đảo nhẹ nồi chè.
Múc chè ra bát. Có thể thêm nước cốt dừa lên trên và tạo hình bắt mắt.