Khung giờ đại lộc cúng Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn
Theo Lịch vạn niên, Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn tức ngày 15 tháng 12 âm lịch rơi vào thứ Ba, ngày 14/01/2025 dương lịch.
Đây là ngày đẹp nhất để tiến hành nghi lễ cúng Rằm tháng Chạp. Gia chủ sắp xếp thời gian để làm lễ cúng cho ngày Rằm cuối cùng trong năm âm lịch, đảm bảo sự linh thiêng.
Trong ngày 15 tháng Chạp, có 3 khung giờ đẹp để gia chủ lựa chọn để thực hiện lễ cúng.
– 5h-7h, tức giờ Ất Mão. Đây là khung giờ thuộc sao Bảo Quang soi sáng, tốt cho các việc khai trương, các nghi lễ thờ cúng. Gia chủ có thể lựa chọn khung giờ này để cầu tài lộc dễ phát, kinh doanh thuận lợi, làm ăn phát đạt.
– 9h-11h, tức giờ Đinh Tự. Đây là khung giờ thuộc sao Thiếu Vi và sao Thiên Khái soi sáng. Gia chủ chọn khung giờ này để làm lễ cúng với mong muốn làm gì cũng suôn sẽ, dễ gặp quý nhân phù trợ, gặp dữ hoá lành, có người tương trợ kịp thời khi gặp khó khăn.
– 15h-17h, tức giờ Canh Thân. Đây là khung giờ có sao Nguyệt Tiên và sao Phượng Liễn soi sáng. Gia chủ làm lễ cúng trong khung giờ này để sở cầu như nguyện, làm ăn thuận lợi, kinh doanh phát đạt.
Lưu ý khác về cúng Rằm tháng Chạp
Nếu gia chủ bận rộn, không thể làm lễ cúng Rằm tháng Chạp vào đúng ngày 15 âm lịch thì có thể sắp xếp để thực hiện lễ cúng vào ngày 14 âm lịch, tuyệt đối không làm sau ngày 15 âm. Về mức độ tốt xấu, ngày 14 tháng Chạp năm Giáp Thìn là ngày không tốt không xấu, ở mức độ trung bình nên có thể làm các nghi lễ cầu cúng.
Ngoài ngày 14 và 15 âm lịch, dân gian coi việc cúng Rằm tháng Chạp vào các ngày khác là không thiêng.
Nên cúng Rằm tháng Chạp vào ban ngày hoặc tầm chiều tối. Tốt nhất nên tổ chức lễ cúng trước khi mặt trời lặn, không làm lễ cúng vào tối muộn.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp
Vào dịp Rằm tháng Chạp, tuỳ theo phong tục địa phương mà gia chủ chuẩn bị các vật phẩm dâng cúng cho phù hợp. Có thể chuẩn bị cả lễ chay và lễ mặn.
Lễ chay thông thường sẽ có hương, hoa tươi, trái cây tươi, trầu cau, đèn nến, vàng mã, nước sạch, rượu, thuốc lá.
Lễ mặn dùng để cũng Rằm tháng Chạp thường có các món đặc trưng của ngày Tết như gà luộc, bánh chưng hoặc xôi, giò lụa, nem rán, thịt đông, canh măng miến… Tuỳ theo phong tục địa phương và khẩu vị gia đình mà gia chủ chuẩn bị lễ vật cho phù hợp.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.